Ban đầu Hatshepsut là một hoàng hậu, vợ của anh trai cùng cha khác mẹ mình là pharaoh Thutmosis II. Khi chồng chết trẻ, bà đảm nhận vai trò nhiếp chính cho đến khi con trai riêng của chồng bà là Thutmosis III đến tuổi cầm quyền. Tuy nhiên trong thời gian đó, bà sớm nắm lấy toàn bộ sức mạnh và tuyên bố mình là một pharaoh.
Nữ hoàng Hasthepsut giả trai để bảo vệ quyền lực
Bà bảo vệ quyền lực bằng cách cho đúc tượng và vẽ tranh về bản thân như một người đàn ông cao lớn, có râu và có cơ bắp để khiến dân chúng nghĩ mình là đàn ông ( Vì thời ấy tư tưởng trọng nam khinh nữ rất nặng nề). So sánh với các nữ pharaon khác của Ai Cập cổ đại, thời kỳ cầm quyền của Hatshepsut kéo dài và thịnh vượng nhất. Bà đã thành công trong việc tiến hành chiến tranh thời kỳ đầu cầm quyền và mở ra một thời kỳ hoà bình lâu dài. Bà đã tái lập các quan hệ thương mại đã mất trong thời gian chiếm đóng nước ngoài và mang lại sự thịnh vượng lớn cho Ai Cập. Sự thịnh vượng này cho phép Hatshepsut tiến hành các dự án xây dựng mang lại tầm vóc và tiêu chuẩn mới cho kiến trúc Ai Cập cổ đại, so với kiến trúc cổ đại, và sẽ không bị một nền văn hoá khác vượt quá cho tới một ngàn năm sau. Thành tựu lớn nhất của bà là việc xây dựng ngôi đền Deir el-Bahri, được coi là ngôi đền đẹp nhất ở Ai Cập.

Hatshepsut chết vì ung thư ở tuổi 50
Sau khi bà chết và con trai riêng của chồng bà, Thutmosis III trở thành kẻ thống trị. Để trả đũa cho việc lấn lượt quyền lực của mẹ kế Hatshepsut, ông ta cho xóa sạch mọi dấu vết của bà khỏi lịch sử. Hình ảnh của bà trên các đền thờ và tượng đài bị phá hủy. Thậm chí lăng mộ của bà cũng suýt bị đập nát. Người Ai Cập tin rằng bạn sẽ sống vĩnh viễn ở phía bên kia nếu bạn được nhớ đến bởi người sống. Nhưng nếu bạn bị lãng quên thì hồn phách đã không còn.

Trong một buổi diễn thuyết được tổ chức vào thứ Hai tại Bibliotheca, có tựa đề “Pharaohs’ Queens: The Drama of Love and Power”. Hussein Abdel Basser, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật của Bibliotheca Alexandria cho biết: “Hàng nghìn năm sau khi bà qua đời, các nhà khoa học tiết lộ rằng nữ pharaoh Ai Cập cổ đại Hatshepsut đã chết vì bệnh ung thư ở tuổi 50.”
Theo đó, khi chữ tượng hình được giải mã vào năm 1822, những tiết lộ hiếm hoi về Hatshepsut đã đưa bà trở lại cuộc sống vĩnh cửu của mình.